Đau nhức cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến, không chỉ gặp ở người già mà cả người trẻ cũng có thể bị. Ai từng trải qua cảm giác ê ẩm, cứng khớp vào sáng sớm, đau mỏi cổ, vai, gáy, đau vùng thắt lưng sau một ngày làm việc, hay nhức buốt đầu gối lúc trái gió trở trời,… mới hiểu cái "khổ" của căn bệnh này.
1. Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau nhức này, phổ biến nhất là:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, xương khớp càng thoái hóa, dịch bôi trơn khớp ít đi, khớp cọ xát gây đau.
Theo Đông y tạng Can chủ về cân (gân), tạng Thận chủ về cốt (xương) mà ở người lớn tuổi thì tạng phủ thường suy yếu dẫn đến gân cốt không còn chắc khỏe như hồi còn trẻ.
- Làm việc nặng nhọc: Ai làm việc chân tay, khuân vác, phải cúi nhiều…dễ làm tổn hại tới xương cốt.
- Người ngồi nhiều một chỗ, ít vận động cũng dễ bị đau mỏi cổ vai gáy, vùng thắt lưng, khớp gối.
- Thời tiết thay đổi: Trời lạnh, mưa gió là thời điểm khớp nhức nhiều hơn, nhất là về ban đêm và sáng sớm.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn uống thiếu chất, ít vận động, hoặc thừa cân, béo phì cũng ảnh hưởng đến khớp.
2. Triệu chứng
- Đau mỏi ở các khớp như gối, vai, cổ, thắt lưng, cổ tay, bàn tay...
- Cảm giác cứng khớp, khó cử động vào buổi sáng.
- Có khi khớp sưng, nóng, đỏ đau nhiều, nhất là lúc thay đổi thời tiết. Đây là biểu hiện các khớp đang bị viêm.
3. Cách xử lý và phòng ngừa
- Ăn uống đủ chất và hợp lý: Tăng cường canxi, rau xanh, cá béo, chất đạm ăn vừa phải… Hạn chế đồ chiên rán, bia rượu, nội tạng.
- Vận động nhẹ nhàng:
Mỗi ngày đi bộ, tập dưỡng sinh, tốt nhất là nên tập dưới ánh nắng mặt trời khoảng 7-9 giờ sáng, yoga giúp khớp linh hoạt hơn.
Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho xương khớp nhưng quan trọng là biết cách tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Khởi động làm nóng cơ thể trước khi bơi, không nên bơi lâu quá, nếu trời lạnh, mưa thì không nên bơi.
Tập thể dục với các tư thế phù hợp cho từng thể trạng và từng vùng bị bệnh lý.
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vào mùa lạnh, nên mặc đủ ấm, tránh gió lùa, tránh để gió lạnh nhiễm vào vùng cổ gáy, lưng vì đây là nơi có nhiều huyệt đạo dễ bị phong hàn xâm nhập vào nhất.
- Thường xuyên xoa bóp, chườm nóng vùng bị đau: Dân gian hay dùng lá ngải cứu, gừng, muối hột rang nóng để chườm giảm đau, hoặc lấy đèn hồng ngoại chiếu vào cho nóng ấm giúp giãn cơ, khí huyết lưu thông tốt hơn, tăng dinh dưỡng tới vùng đau đó.
- Chỉ uống thuốc Tây khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ: Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau lâu dài, khiến cơ thể bị giữ nước, tăng cân, hại gan, thận…
4. Khi nào nên đi khám?
Nếu đau kéo dài, sưng to, sốt, hoặc khớp biến dạng thì cần đến bác sĩ để khám kỹ hơn. Có thể đó là dấu hiệu của các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, hay gout.
Đau nhức xương khớp là bệnh dễ gặp nhưng không nên chủ quan. Quan trọng là giữ cho cơ thể luôn linh hoạt, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày và biết lắng nghe những tín hiệu bất thường của cơ thể. Có sức khỏe, ta mới yên tâm mà sống vui, sống khỏe mỗi ngày!
Nếu muốn tìm hiểu phương pháp trị liệu chuyên sâu về đau nhức cơ xương khớp thuận tự nhiên, không dùng thuốc, hiệu quả ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên thì mời quý vị tham khảo:
Chương trình “Chăm sóc, phòng bệnh và phục hồi cột sống ban đầu, thuận tự nhiên"