Tầm quan trọng của cột sống với cuộc sống

Cột sống người hay còn gọi là xương cột sống người, là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưới xương chẩm đến đỉnh xương cụt. Cột sống người gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau.

cấu trúc cột sống

- Cột sống gồm xương và mô liên kết, là bộ khung chắc chắn, dẻo dai, có thể cúi, gập, nghiêng và xoay. Cột sống bảo vệ tủy sống ở trong, nâng đỡ đầu, là điểm bám cho xương sườn, khung chậu và cơ vùng lưng và chi trên.

- Cột sống trẻ em có 33 đốt, khi lớn lên, các đốt xương cùng và cụt dính lại nên người trưởng thành còn 26 đốt sống. Bao gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, 1 xương cùng (gồm 5 đốt sống cùng dính lại) và 1 xương cụt (gồm 4 đốt sống cụt dính lại). Đốt sống cổ, ngực, lưng có thể di chuyển, còn đốt cùng và cụt thì không.

- Đường cong sinh lý cột sống: Khi nhìn thẳng, cột sống người trưởng thành bình thường có vẻ thẳng hàng, nhưng khi nhìn nghiêng, cột sống có những đoạn cong nhẹ gọi là đường cong sinh lý, trong đốt cột sống cổ và thắt lưng cong lồi ra trước, cột sống ngực và cùng cong lõm ra trước. Đường cong giúp tăng sức mạnh cho cột sống, giúp giữ thăng bằng khi đứng, hấp thu lực khi đi lại, bảo vệ đốt sống không bị gãy.

- Đĩa đệm cột sống: Các đĩa đệm nằm giữa hai thân sống liền kề nhau từ đốt cổ 2 (C2) đến xương cùng, chiếm khoảng 25% chiều cao cột sống. Mỗi đĩa đệm có vòng xơ bao ngoài và nhân nhầy có độ đàn hồi cao nằm trong. Mặt trên và dưới đĩa đệm là lớp sụn hyaline mỏng. Đĩa đệm làm mạnh khớp cột sống, giúp cột sống di chuyển theo nhiều hướng khác nhau, hấp thu lực theo chiều dọc. Khi bị đè ép, các đĩa đệm xẹp, giãn rộng ra, mất nước từ sụn. Khi lớn tuổi, các đĩa đệm trở nên cứng, kém đàn hồi hơn, do đó, giảm chiều cao khi về già là do mất xương của thân sống, không phải do giảm chiều cao địa đệm. Đĩa đệm là cấu trúc vô mạch, vòng xơ và nhân nhầy hấp thụ oxy và nước, chất dinh dưỡng từ mạch máu của thân sống. Các động tác căng giãn như yoga giúp giảm lực nén lên đĩa đệm, tăng tuần hoàn toàn thân, vừa giúp đĩa đệm tăng hấp thu oxy và chất dinh dưỡng, vừa giúp loại bỏ chất thải.

* Thành phần đốt sống:

- Đốt sống ở các phần khác nhau có hình dạng, kích thước khác nhau, nhưng nhìn chung có cấu trúc và chức năng tương tự. Một đốt sống điển hình gồm một thân sống, một cung sống, các mảnh sống.

- Thân sống là phần đốt sống hình đĩa nằm ở phía trước, là vị trí chịu lực của cột sống. Mặt trên và dưới thân sống hơi xù xì, giúp sụn đĩa đệm bám chặt. Mặt trước và sau thân sống chứa các lỗ cho phép mạch máu đi vào và ra khỏi cột sống.

- Cung sống được tạo thành bởi hai cuống ngắn nằm sau thân sống dính lại với nhau. Cung sống cùng thân sống tạo thành khoang sống chứa tủy sống, mô mỡ, mô liên kết lỏng lẻo, mạch máu. Các cuống sống của hai đốt sống kề nhau khớp lại tạo thành lỗ liên hợp ở hai bên đốt sống cho phép thần kinh tủy đi ra/vào tùy sống.

- Các mảnh sống: Có bảy mảnh sống nhô ra từ cung sống, gồm hai mảnh ngang ở phía sau ngoài, một mỏm gai ở ngay sau cột sống - 3 mảnh này là điểm bám của các cơ. Bốn mảnh còn lại tạo thành các khớp giữa các đốt sống kề nhau, gồm hai mảnh khớp trên (khớp với hai mảnh khớp dưới của đốt sống nằm trên) và hai mảnh khớp dưới (khớp với hai mảnh khớp trên của đốt sống nằm dưới). Các bề mặt của các mảnh khớp này được gọi là diện khớp được phủ bởi sụn hyaline.

Cột sống có vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể con người đứng thẳng và vận động đa dạng, linh hoạt. Cột sống là một chuỗi những khớp xương xếp chồng lên nhau và nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt.

Cột sống có hình dạng gần giống chữ S dó có hai đoạn ưỡn ở cổ và thắt lưng và một đoạn gù ở ngực. Nhờ hình dáng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm giúp phân tán lực tác động lên cơ thể.

Cột sống cùng với các xương sườn và xương chậu tạo thành khung xương để các cơ bám và bảo vệ các nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng.

Ngoài ra, cột sống còn bảo vệ tủy sống, một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, chi phối mọi hoạt động của cơ thể.

Cột sống

Với cấu trúc phức tạp, cột sống là bộ phận quan trọng của con người. Tuy nhiên, bất cứ một thay đổi bất thường trong tư thế lao động, sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng lên cột sống và gây nên những bất thường hay bệnh lý như đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương.

vai trò cột sống

Do đó, chúng ta cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của cột sống, từ đó duy trì một lối sống tích cực, an toàn, bảo vệ cho xương khớp. Với một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta sẽ thực hiện được mọi điều mình mong muốn và cuộc sống của chúng ta luôn có ý nghĩa.

 

Để giữ cho cột sống khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện các hành động sau:

Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi và ngủ:

Duy trì tư thế đúng của cơ thể khi ngồi, đi và ngủ là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe cột sống. Nên dùng ghế văn phòng có thể tùy chỉnh chiều cao và có đế đỡ ở thắt lưng cho phần lưng dưới. Khi ngồi xem tivi, bạn nên dùng gối kê lưng và nâng chân lên. Nên tránh bắt chéo chân hay bàn chân khi ngồi vì như vậy sẽ làm mất thăng bằng xương hông, gây áp lực lên lưng dưới. Độ cao màn hình máy vi tính nên ở mức ngang tầm mắt và nằm ngay trước ghế.

Đi giày chất lượng tốt:

Bàn chân đóng vai trò quan trọng để tạo tư thế phù hợp vì chúng là nền móng nâng đỡ toàn cơ thể. Vì vậy bạn nên chọn loại giày vững chắc có vòm cong thích hợp, đế hơi nâng cao (13 - 20 mm) và có nhiều khoảng trống cho các ngón chân. Ngược lại bạn nên tránh mang giày cao gót thường xuyên vì chúng ảnh hưởng đến trọng tâm cơ thể, buộc cột sống phải điều chỉnh bù lệch do giày gây ra, và gây kéo quá nhiều lên đốt sống thắt lưng (bệnh cột sống quá cong).

Ngủ trên nệm cứng:

Bạn dành ít nhất 1/3 thời gian của cuộc đời nằm trên giường nên hãy chú ý nhiều hơn tới chất lượng nệm và tư thế ngủ. Đối với nhiều người sử dụng nệm cứng là cách tốt nhất để nâng đỡ cột sống. Nệm bộ nhớ bọt cũng là một lựa chọn tốt. Bạn cân nhắc thay nệm mới sau khoảng 8 tới 10 năm. Chiều dày của gối nên bằng với khoảng cách từ cạnh bên của đầu đến đỉnh vai, đây là một nguyên tắc tốt để giữ xương cổ thẳng trong lúc ngủ.

Tập thể dục và năng động hơn:

Tập thể dục và năng động hơn giúp giữ cho cột sống khỏe mạnh. Bạn có thể tham gia các hoạt động như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tham gia các lớp thể dục nhịp điệu, thể dục thể thao, v.v.

Tiêu thụ các chất dinh dưỡng cần thiết:

Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, protein, omega-3, magiê, kali, v.v. đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cột sống khỏe mạnh. Bạn có thể tiêu thụ chúng thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, cá, hạt, rau xanh, v.v.

cột sống

 

Chúc bạn có một cột sống khỏe mạnh để tận hưởng tối ưu cuộc sống smiley

 

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông - Tây y kết hợp·

Chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và phục hồi cột sống thuận tự nhiên